Navigate back to the homepage
Tôi★ English

Tại sao chúng ta nên chia sẻ những điều mình biết?

Những bài học từ cuốn sách Simple and Usable Web, Movile, Interaction Design

October 26th, 2017

Hôm qua, dậy sớm được nên không muốn ngủ lại, mình quyết định ra cafe ngồi để cho nó khác với những cuối tuần cũ. Và có một bài viết đã làm mình rực sáng lên cả ngày hôm đó, lại đọc được lúc sáng sớm nữa.

Bạn không thể tưởng tượng được mình háo hức như thế nào đâu, còn hơn cảm giác ngày đầu tham gia kinh doanh đa cấp nữa. Bài viết có tựa đề:

How teaching everything I know grew my audiance.

Mình là đứa có rất nhiều ý định, và đa số những ý định đó đang nằm trong to-do-list mà không biết khi nào mới làm xong. Viết blog cũng vậy, bắt đầu một cách hứng khởi, được vài ba bài viết rồi sau đó bỏ ngỏ. Và đã lâu lắm rồi, mình không biết được bài nào, vì mình nghĩ, “có giá trị gì đâu khi mình biết bài?”, “mình còn nhiều việc khá đáng giá hơn để làm”. Bạn biết đấy, khi bạn bắt đầu làm gì đó, sẽ có nhiều tiếng nói thầm trong đầu bạn, ngăn cản bạn không làm điều đó. Mình nghĩ đây là bản năng để tồn tại chăng? Để giảm bớt việc làm lại và có cuộc sống tốt hơn?

Vậy làm sao để tìm được niềm vui khi viết bài đây? Buổi sáng hôm qua đã giúp mình tìm được cái tại sao.

Lý do bạn viết là gì?

Khi làm việc gì đó, mình phải luôn có lý do để mình làm công việc này. Đối với mình, một đứa mới vào nghề, đi làm được vài năm, trẻ, chưa có gì nhiều, thì động lực chính cũng giống như nhiều người cùng trang lứa khác: để được mọi người công nhận khả năng.

Tác giả đưa ra một ví dụ mà chắc gần như ai cũng có thể hiểu.

Khi mới vào nghề design, anh theo dõi một anh chàng tên là Chris Coyier, người có một trang web tên là CSS-tricks.com. Anh đọc những bài viết và tự hỏi “Thằng Chris viết mấy bài này là ai? Điều gì làm cho nó trở thành một chuyên gia khi nó viết những cái mà mình đã biết?”. Đặc biệt, đến năm 2012, Chris launch một campaign trên Kick Starter để kêu gọi vốn redesign lại trang CSS-tricks.com nhưng anh ta lại muốn dành một tháng không làm việc cho khách hàng để tập trung vào trang web. Trong tháng đó, anh ta cần $3.500 để trang trải chi phí sinh hoạt các thứ, và anh ta bắt đầu campaign đó để kêu gọi mọi người ủng hộ. (Thật là một ý tưởng dỡ hơi đúng không).

Nhưng campaign đã thành công ngoài sức mong đợi, anh ta nhận được $87.000! Tác giả tự hỏi, anh và Chris có cùng điểm xuất phát, cùng level, điều gì làm cho Chris có thể làm được $87.000 và anh không làm được gì cả? Một thời gian sau, anh nhận ra là, anh và Chris đều bắt đầu làm các project, hoàn thành và tiếp tục với các dự án khác. Nhưng trước khi tiếp tục, Chris chia sẽ tất cả mọi cái anh biết khi làm, anh viết hướng dẫn, chi sẻ những ví dụ, rất chi tiết về mọi thứ. Anh làm như vậy đối với tất cả các project. Và đó là sự khác nhau, Chris dạy tất cả mọi thứ, còn tác giả thì không.

Bạn biết Jason Fried không? Người mà mình rất hâm mộ, sáng lập ra Basecamp và viết những cuốn sách rất hay về công việc và rất dễ đọc, cũng có ý tưởng tương tự với tác giả.

Đại loại là, như hầu hết những người làm kinh doanh, họ đều muốn giữ những bí mật thành công cho riêng mình, nhưng với những đầu bếp thì không.Không chỉ chia sẽ những bí quyết nấu ăn trong những cuốn cookbook, họ còn sẵn sàng dùng cả camera để chỉ bạn nấu như thế nào nữa. Nhưng hiếm khi nào chúng ta thấy một đầu bếp khác mở một nhà hàng và dùng tất cả những công thức bí mật được chia sẽ từ người đầu bếp trước cả. Thay vì vậy, việc chia sẻ những bí quyết nấu ăn giúp người đầu bếp thu hút được nhiều sự chú ý hơn. Nhà hàng của họ được đặt trước cả tuần, thậm chí cả tháng. Vậy nên họ có thể bán những cuốn sách nấu ăn và mở những nhà hàng khác. Họ xây dựng tất cả điều này chỉ đơn giản bằng cách chia sẻ và cho đi những gì họ có. 

Đến đây thì bạn đã bừng sáng như mình chưa?

Vậy thì tóm lại, tại sao bạn  nên chia sẽ mọi thứ bạn biết?

Những kinh nghiệm của bạn sẽ vô cùng bổ ích cho những người đi sau, nó sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý, nhiều người biết đến bạn hơn, và pooom, mọi người sẽ xem bạn là một chuyên gia. Thu hút càng nhiều người, “conversion rate” của bạn sẽ càng cao.

Làm thế nào để chia sẻ điều bạn biết?

Không phức tạp như bạn nghĩ đâu, hãy suy nghĩ về việc bạn muốn mọi người nhìn nhận mình là ai và mình là cái gì. Rồi sau đó, tất cả mọi thứ bạn cần làm là bắt đầu dạy tất cả mọi thứ bạn biết.

Để đơn giản hơn, mình xin bẻ nhỏ qua 2 bước đơn giản này:

  1. Chọn một đề đề chủ đạo

Với Chris, đó là về CSS, với Jason, đó là về kinh doanh và quản lý. Với mình, đó là về thiết kế, về UX.

  1. Viết và chi sẻ mọi thứ bạn học một cách thường xuyên.

Đây có lẽ là bước khó khăn nhất vì nó đòi hỏi thời gian và kỉ luật. Đây cũng là điều mà mình làm chưa được, vì mình nghĩ cần nhiều thời gian để viết một bài. Nhưng không cần thiết phải vậy, chính xác là, chia sẽ của bạn càng đơn giản càng tốt. Bất kể bạn nghĩ điều bạn học được không đáng để viết một bài, nhưng đó là những bài học nhỏ giá trị đấy.

Bạn sẽ dạy gì đây?


Hi, mình là Trọng, Product Designer Việt Nam đang sống ở Singapore. Mình yêu tiếng Việt và tạo ra nơi này để chia sẽ những suy nghĩ của mình bằng tiếng mẹ đẻ.
→ Follow trên
© 2015–2018 Trọng Nguyễn